Rủi ro khi đầu tư vào Meme Coin là điều mà bất kỳ ai tham gia thị trường crypto cũng cần cân nhắc. Meme Coin có thể mang lại lợi nhuận khổng lồ trong thời gian ngắn, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến nhà đầu tư mất trắng chỉ sau một đợt điều chỉnh giá mạnh. Với sức hút từ cộng đồng và khả năng tạo hiệu ứng FOMO nhanh chóng, nhiều người lao vào Meme Coin mà không lường trước những nguy cơ tiềm ẩn. Hãy cùng phân tích chi tiết.
Vì sao phải thận trọng trước rủi ro Meme Coin?
Sức hút mạnh mẽ nhưng không bền vững
Meme Coin thường được quảng bá thông qua mạng xã hội, các nhân vật nổi tiếng hoặc xu hướng lan truyền trên internet. Điều này giúp chúng có thể tăng giá nhanh chóng nhưng cũng rất dễ sụp đổ khi sự quan tâm của cộng đồng suy giảm.
Một ví dụ điển hình là Dogecoin (DOGE) – đồng coin từng được Elon Musk “shill” mạnh mẽ, khiến giá tăng hàng chục lần. Nhưng khi không còn được nhắc đến thường xuyên, giá DOGE cũng giảm mạnh, mất hơn 80% so với đỉnh cao nhất.
Tính đầu cơ cao, không có giá trị dài hạn
Không giống như Bitcoin hay Ethereum – các đồng tiền có hệ sinh thái và ứng dụng thực tế, hầu hết Meme Coin chỉ tồn tại dựa trên sự cường điệu và sự tham gia của cộng đồng.
Nếu không có nền tảng công nghệ hoặc mô hình kinh doanh bền vững, việc giữ Meme Coin trong dài hạn là một trong những rủi ro khi đầu tư vào Meme Coin khá lớn.
Rủi ro đến từ thao túng thị trường
Nhiều Meme Coin bị thao túng giá bởi cá voi hoặc nhóm phát triển nội bộ. Khi những người này bán tháo số lượng lớn token, giá sẽ sụt giảm mạnh và các nhà đầu tư nhỏ lẻ là những người chịu thiệt hại nhiều nhất.
Rủi ro 1 – biến động giá cực lớn
Thị trường Meme Coin có thể xảy ra các biến động giá khủng khiếp, có thể tăng hàng nghìn phần trăm trong thời gian ngắn nhưng cũng có thể giảm 80-90% chỉ sau vài ngày. Ví dụ, Shiba Inu (SHIB) đã tăng hơn 1.000.000% từ khi ra mắt nhưng cũng có những giai đoạn giảm mạnh khiến nhiều nhà đầu tư “đu đỉnh”.
Nhiều nhà đầu tư bị cuốn vào làn sóng Meme Coin mà không tìm hiểu kỹ về dự án. Chính yếu tố FOMO và tâm lý đầu tư không kiểm soát, khi thấy giá tăng liên tục, họ mua vào mà không có kế hoạch thoát lệnh, dẫn đến thua lỗ lớn khi giá đảo chiều đột ngột.
Ví dụ, PEPE Coin đã có một đợt tăng giá khủng khiếp vào năm 2023 nhưng ngay sau đó, giá giảm mạnh đến 70% chỉ trong một tuần.
Ngoài ra, một số Meme Coin có vốn hóa thấp rất dễ bị nhà đầu tư “cá voi” và nhóm phát triển thao túng. Họ có thể bơm giá lên cao để thu hút FOMO, sau đó bán tháo khiến giá giảm mạnh. Một số dấu hiệu của thao túng giá có thể nhận ra gồm:
- Giá tăng bất thường mà không có tin tức hoặc sự kiện quan trọng.
- Khối lượng giao dịch đột biến trong thời gian ngắn.
- Cá voi nắm giữ phần lớn nguồn cung token.
Rủi ro khi đầu tư vào Meme Coin – Thiếu giá trị nội tại
Hầu hết Meme Coin không có nền tảng công nghệ vững chắc hay ứng dụng thực tế. Chúng chỉ tồn tại nhờ sự lan truyền trên mạng xã hội. Điều này khiến chúng không thể cạnh tranh với các dự án blockchain thực sự có giá trị. Ví dụ, so với Bitcoin (BTC) hay Ethereum (ETH) – những nền tảng có công nghệ blockchain mạnh mẽ, thì DOGE hay SHIB chủ yếu tồn tại dựa trên cộng đồng và không có ứng dụng công nghệ rõ ràng.
Nhiều Meme Coin có nguồn cung khổng lồ, thậm chí hàng triệu tỷ token, gây nên áp lực lạm phát, khiến cho giá trị mỗi đơn vị rất nhỏ và khó tăng trưởng dài hạn. Trên thực tế, một số đồng Meme Coin như Doge hay Shib đã ghi nhận tình trạng này:
- DOGE có nguồn cung vô hạn, làm giảm khả năng tăng giá trong dài hạn.
- SHIB có tổng cung lên đến hàng triệu tỷ token, khiến việc đạt mức giá 1 USD gần như không thể.
Mặt khác, một khi cộng đồng mất hứng thú, Meme Coin có thể rơi vào tình trạng không còn ai quan tâm. Có hàng trăm đồng Meme Coin từng nổi lên rồi nhanh chóng biến mất khi không còn được quảng bá. Squid Game Token (SQUID) từng tăng giá mạnh nhờ sức hút từ bộ phim Squid Game, nhưng sau đó mất giá hoàn toàn khi bị phát hiện là lừa đảo.
Rủi ro 3 – Scam & Rug Pull
Rug Pull là tình trạng nhóm phát triển một dự án tiền điện tử âm thầm bán tháo toàn bộ token, rút hết thanh khoản, khiến giá trị đồng coin về gần 0. Đây là rủi ro cực kỳ phổ biến với Meme Coin. Đây là rủi ro lớn đối với một Coin bất kỳ. Trên thực tế, Squid Game Token (SQUID) là một minh chứng rõ nhất cho rủi ro này. Sau khi tăng hàng trăm lần, đội ngũ phát triển rút hết tiền, khiến giá giảm 99.99% trong vài phút. Hoặc dự án AnubisDAO bị đánh cắp hơn 60 triệu USD chỉ sau một đêm, gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư.
Một trường hợp khác, nhiều kẻ lừa đảo tạo ra những đồng coin bắt chước các Meme Coin nổi tiếng để đánh lừa nhà đầu tư. “Fake Shiba Inu” trên Binance Smart Chain có hàng chục token giả mạo SHIB để lừa đảo người dùng.
Một số Meme Coin hoạt động theo mô hình Ponzi, trả lợi nhuận cho nhà đầu tư cũ từ tiền của nhà đầu tư mới. Khi không còn dòng tiền mới, hệ thống sụp đổ và những người tham gia sau cùng chịu toàn bộ thiệt hại.
Như vậy, Meme Coin có thể mang lại lợi nhuận khổng lồ nhưng cũng đi kèm rủi ro cực cao. Ba rủi ro khi đầu tư vào Meme Coin đã được Coin Xanh phân tích trên đây là những điều mà nhà đầu tư nên tránh trong quá trình tham gia thị trường crypto nhiều biến động. Để tránh mất tiền oan, nhà đầu tư cần thận trọng khi chọn Meme Coin, chỉ đầu tư số tiền có thể mất, phân tích kỹ đội ngũ phát triển và theo dõi động thái của cá voi trước khi xuống tiền.